Thời vận là quy luật của vũ trụ, là lẽ tự nhiên. Nó bao gồm khởi phát, bùng nổ, suy thoái và lụi tàn.
Thời vận diễn ra từ cái lớn là dòng chảy của vũ trụ, tới cái nhỏ hơn là chu kỳ mỗi thiên hà, nhỏ hơn nữa là trái đất này và mỗi người chúng ta. Thời vận không chỉ bao gồm những sự việc rất dài, dù dài ngắn tới đâu cũng có đầy đủ “số mệnh” và thời vận.

Một con người có : Sinh – Lão – Bệnh – Tử, một triều đại cũng có thành lập rồi thịnh suy. Một con sâu vốn dĩ chỉ có chân nhưng khi tới thời vận của chính nó sẽ mọc ra đôi cánh mà bay được. Tới những đồ vật vô tri như đĩa CD, hay sau này là USB cũng có thời vận của mình: Sinh ra, phát triển, cực thịnh rồi dần biến mất.
Thăng trầm trong cuộc đời con người đôi lúc cũng những cây nến trong đồ thị kỹ thuật. Kẻ lên người xuống, khi tăng đột biến, lúc rơi vào downtrend, có lúc lại bình bình đều đều mặc tháng ngày trôi mau.
Thời vận và toán học có gì cần chú ý?
Thứ nhất đó là tính chu kỳ. Thời vận chính là “thời” và “vận”. Mọi thứ sẽ đều bao gồm cả hành trình, sự khác nhau có lẽ chỉ là thời gian.
Thứ hai là thời vận không thể cưỡng cầu, không thể đi ngược. Nhưng thời vận lại có thể nương theo.
Vận và mệnh đổi ở “ngưỡng” (độ). Thời vận như những cánh cửa, cứ tới “ngưỡng” thì vận lại mở ra, sẽ có rất nhiều cánh cửa. Nuôi được vận theo thời thì mọi thứ mới đại cát.
Chúng ta áp dụng những điều này ra sao? Dễ hiểu nhất có thể ví như câu chuyện thả diều:
Gió lúc lên lúc xuống, lúc êm đềm lúc bão tố. Và các trạng thái của nó đều diễn ra, thời gian sẽ đưa từng trạng thái đi tới. Đó là tính tất yếu, chu kỳ của thời vận.
Thời vận không thể cưỡng cầu hiểu như không có gió thì chẳng thể nào thả được diều, nỗ lực vô ích. Gió bão táp đi thả diều chẳng những diều không thả được còn mất luôn diều. Không thể tạo ra gió, không thể điều chỉnh gió, nhưng phải nhớ rằng diều bay được nhờ gió. Đúng gió diều sẽ bay rất cao.
Diều tốt, gió tốt cũng chỉ có thể bay khi được tạo “đà” hoặc đưa cao tới một ngưỡng. Càng lên cao nó càng hút gió, càng lên nhanh hơn nữa, tới mức không gì cản được. Diều thì rất dễ bay, nhưng nó phải qua được cái cơ sở mà ở đó những cơn gió đủ sức nâng nó lên.
Câu chuyện thực tế trên có lẽ đã giúp bạn hiểu rất nhiều. Vậy thời vận của bạn muốn lên cao như con diều kia cũng phải tuân thủ tất cả các quy tắc:
Đầu tiên nó phải nằm trong thời vận của xã hội. Bạn sống trong xã hội, bạn không tự tách mình ra khỏi nó. Có những doanh nhân có tầm nhìn vượt thời đại, nhưng lại thành tội đồ cũng bởi nó “nhanh quá” so với thời của xã hội. Sự biến chuyển là liên tục, hôm nay là việc cấm có khi ngày sau lại khác. Ví dụ bây giờ bạn kinh doanh sòng bạc là vi phạm pháp luật, đó là ngược thời vận. Nhưng sau này điều đó chưa chắc. Gần gũi hơn như Internet, Youtube, TMĐT: 10 – 15 năm trước thì dù bạn có rất nhiều dự định triển khai, nhưng nó không phù hợp thời vận cũng có kết quả không mấy tốt đẹp. Nói một cách khoa học hơn thì nó là xu hướng & công cụ. Hãy chú ý nhiều hơn tới nó.
Thứ 2 là thời vận của bản thân, cái này nghe có vẻ khá mê tín. Có những giai đoạn bạn làm cũng không thể được, trong timeline dòng đời của bạn nó chính là lúc trời lặng gió, mưu cầu tài hay nghiệp đều vô ích. Hãy cứ nhìn điều này ở góc nhìn duy tâm, thế là đủ. Đôi khi mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên hoặc đơn giản là số mệnh vốn đã ấn định như vậy.
Thứ 3, bạn nghe nhiều lần câu: Thử “vận” may chưa? Chữ vận trong thời vận đó. Bạn phải áp dụng cái đó, tức là luôn đặt cược và mua vé số cho những dự định ở giai đoạn đầu. Phải liều hơn, cờ bạc hơn để ít nhất đạt một ngưỡng, rồi từ đó mới quyết định được những giai đoạn sau.

Dù là hoạt động gì, dù là quy mô nào, hãy luôn “liều” một chút, hơi quá các quy tắc sách vở ở giai đoạn đầu. Nó là con đường nhanh nhất để thử cơ hội mở ra “thời vận” của mình. Nhất định phải đạt tới ngưỡng thì con diều mới bay được.
Có thể tạo ra ngưỡng (Tiền bạc & tri thức) bằng cách tích lũy, hoặc nhanh hơn là đặt cửa. Bạn luôn phải XÁC ĐỊNH NGƯỠNG, sau đó thử lên một kế hoạch đạt được nó theo 2 trong 2 con đường trên, rồi mới có thể thả con diều cuộc đời của bạn.
Không ai có 100 tỷ trước khi có 1 tỷ, không ai có 500 tỷ mà không cần có 5 tỷ
Khi còn giảng dạy ở Harvard, Tôi đã đem câu chuyện này trao đổi với đồng nghiệp của mình là giáo sư Barry Mazur. Thực chất chúng tôi ở 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, và tôi cũng không có ý định thảo luận về vấn đề này từ trước. Nó cũng chỉ là chút hưng phấn sau buổi tiệc tại nhà trường. Khá bất ngờ là 2 chúng tôi lại tìm được sự đồng điệu trong vấn đề đó. GS Barry Mazur nói:
Cậu đừng tưởng rằng toán học chỉ là khoa học logic thuần túy. Toán học chặt chẽ vô cùng, nhưng có gì trên đời này chặt chẽ hơn tự nhiên, thứ đang diễn ra và tồn tại. Đó chẳng là điểm chung với toán học.
Xin tường thuật thêm một chút về cuộc nói chuyện để bạn được nhìn thời vận với góc nhìn toán học:
Bạn có 2 tỷ đi mở nhà hàng thì gặp Covid, đó là thứ bạn không thể tính trước được, và cũng có thể chua chát mà nói đen thì phải chịu. Ấy là không gặp thời vận.
Bạn chỉ có 3 triệu, kiếm được 1 tỷ chắc chắn không dễ dàng. Nhưng bạn có 200 triệu thì nó khác nhiều. 100 – 200 triệu kia cũng như ngưỡng cho con diều cất cánh, không tới được mức đó thì rất khó lên được cao. Đã tới được đó cũng chưa chắc lên cao, nhưng tốc độ lên nhanh hơn rất nhiều và thường ngoài sức tưởng tượng của bạn. Bạn chỉ có 3 triệu, bạn phải xác định kế hoạch để đạt ngưỡng và thử thả diều. 2 con đường:
Tích lũy: Cố gắng để nó nhanh một chút, nhớ rằng chưa chắc con diều kia sẽ bay cao. Mỗi lần thả thử hao tốn 5 năm tích lũy thì bạn làm được mấy lần trong đời? Nhưng không sao, đôi khi chỉ thả một lần đã thành công, nhưng ít nhất phải thả khi đã chuẩn bị mọi thứ thật tối ưu.
Liều – Mạo hiểm: mình lúc nào cũng khuyến nghị điều này khi con số kia là nhỏ. 3 triệu và 5% mỗi tháng để làm gì? High risk – high return, liều ăn nhiều. Luôn đặt cửa khi con số là nhỏ, ít nhất tới khi nó lớn hơn đủ để gần với ngưỡng của bạn mới lấy cẩn trọng làm đầu. Cả cuộc đời là một canh bạc, làm gì cũng là canh bạc. Hãy đặt cửa, mất 3 triệu cuộc đời ít thay đổi lắm, nhưng không gieo mầm thì chẳng thể có cây để hái quả.
Hiểu rằng cơ hội về lợi nhuận cao bao nhiêu, thì chúng ta sẽ phải gánh chịu rủi ro đúng như vậy. Chúng ta sẽ phải trả giá cho sự tham lam, cho khát vọng của mình. Hãy hình dung tiếp bằng một bài toán với con số thực tế:
Bạn có 3 triệu, bạn muốn có 50 triệu
Bạn đem đặt cửa vào tỉ số một trận bóng, tỉ số khá khó xảy ra nên tỉ lệ ăn mới là 1 ăn 17. Điều này dĩ nhiên sai, tuy rằng chúng ta phải liều và đặt cửa, nhưng không nên đem số tiền ít ỏi và đáng quý kia để trông chờ quá nhiều vào may mắn. Tỉ lệ xảy ra càng thấp thì tỉ lệ ăn càng to, nhưng có lẽ bạn sẽ không may mắn.

Bạn gửi tiết kiệm online hay mua trái phiếu với lãi suất 6%/năm. Một việc làm vô ích, sau 10 năm bạn chẳng khác gì trước đó. Trường hợp này, bạn chắc chắn ghi nhận lợi nhuận (Rủi ro bằng 0, nhưng lợi nhuận lại quá thấp).
Bạn mua cổ phiếu với mục tiêu 25% mỗi năm lũy kế. Con số khá ấn tượng, tiếc là số vốn bắt đầu của bạn quá nhỏ, kết quả vô ích.
Bạn có thể trade ẩu với đòn bẩy cao, nó cũng tương đương như thả con lô (1 X 3.5), đánh bóng, cho tới khi dc 15 triệu. Từ 15 triệu bạn mới đặt mục tiêu 30%/tháng để đi tới 50 triệu. Đừng cẩn trọng giai đoạn đầu, nó là vô ích.
Trở về với thời vận và giáo sư Barry Mazur, hãy nhìn quy tắc sau:
100 triệu tăng 40% thành 140 triệu (+40 tr). 140 triệu tăng 40% 196 triệu (+56 triệu). 196 triệu tăng 20% thành 235 triệu (+38 tr)
100 triệu giảm 40% thành 60 triệu (-40tr). 60 triệu giảm 10% thành 54 triệu (-6 triệu). Lúc này để tăng lại thành 100 triệu, bạn không thể tăng 10% + 40%, bạn cần tăng tới 81% tổng cộng. Ngược lại ở con diều đang lên kia, chỉ cần tăng thêm 10 20% con số đã rất lớn. Với con diều đang cắm xuống như thời vận lao dốc, sự nỗ lực gấp 2 3 chưa chắc giúp bạn về được hòa.
Và chúng ta dễ dàng thấy điều này trong cuộc sống: Người giàu ngày càng giàu lên, kẻ nghèo ngày một khốn khó. Khoảng cách giàu nghèo mỗi ngày thêm một rộng. Một công ty phá sản cũng nhanh như cách nó giảm trong ví dụ trên. Sự việc ít khi diễn ra độc lập, nó thành một chuỗi, từ đó mà hình thành “vận đen”, “vận đỏ”. Gặp chuỗi đen thì không thấy màu, gặp chuỗi đỏ thì bạn còn không thể tưởng tượng ra nó tuyệt vời ra sao.
Thời vận cũng vậy, có 2 nguyên tắc:
Hoặc luôn giữ cho con diều kia ở mức đủ, không đủ để vút cao nhưng không được để cắm xuống. Cắm càng sâu càng khó lên lại, hãy giới hạn ở một mức mà nó có thể bay lên lại được.
Có thể chấp nhận rủi ro cao một chút khi con điều đang được gió. Hãy cứ cho phép nó tự do, để gió đưa đi. Khi nào nó đột ngột chới với, sẽ khá hụt chân nhưng mới trở về với cách phía trên. Đừng vội giữ an toàn cho con diều, khi nó đang có vận, thời vận không dài mãi đâu. Đừng cẩn trọng khi đang được lộc, nhưng nếu mất lộc rất lớn, hãy lập tức về thế thủ.
Vạn vật xoay quanh sự cân bằng, nắm giữ thời vận từng bước đoạt lấy. Đừng quên rằng phúc đức mới là mấu chốt, bởi đích đến của cuộc đời là hạnh phúc.
Theo Hoài Phong
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời trong 24h trừ các ngày Lễ. Các bình luận quảng cáo/spam sẽ bị xóa, Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu.